
Hóa chất ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, cơ sở…Góp phần vào sự phát triển của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên nếu chủ quan trong việc sử dụng và bảo quản các loại hóa chất sẽ gây tác hại rất lớn không chỉ cho doanh nghiệp, người lao động mà còn cho môi trường sinh sống. Do đó, người lao động tiếp xúc trực tiếp với hóa chất cần được huấn luyện về an toàn hóa chất nhằm giảm thiểu các sự cố về hóa chất có thể xảy ra.
I. ĐỐI TƯỢNG HUẤN LUYỆN
Đối tượng phải tham gia khóa học huấn luyện an toàn hóa chất bao gồm: người quản lý trực tiếp hóa chất; người lao động tiếp xúc trực tiếp với hóa chất trong quá trình làm việc, sản xuất như người trực tiếp sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất.
II. THỜI GIAN HUẤN LUYỆN
- Thời gian huân luyện lần đầu tiên: 3 ngày (tương đương 24 giờ) bao gồm thời gian kiểm tra
– 2 ngày với cấp quản lý hóa chất tính cả thời gian học lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
– 3 ngày với người lao động mới được tuyển dụng tính cả lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
- Khóa học huấn luyện định kỳ: ít nhất 02 năm một lần, kể từ ngày thẻ an toàn có hiệu lực
Khóa học được cấu trúc 50% lý thuyết, 50% các bài tập nhóm.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN
1. Cấp lãnh đạo, người quản lý trực tiếp hóa chất
- Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất, yêu cầu về cơ sở vật chất, chuyên môn, từ cách thức khai báo cho tới phê duyệt, ứng phó sự cố hóa chất…
- Các vấn đề, trường hợp nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động, sử dụng hóa chất;
- Phương pháp kỹ thuật, quản lý đảm bảo an toàn khi làm việc, tiếp xúc với những loại hóa chất độc hại, nguy hiểm;
- Cách ứng phó khi gặp tai nạn, sự cố hóa chất;
- Biện pháp phòng ngừa, loại trừ, khắc phục các sự cố hóa chất như rò rỉ, tràn đổ tránh gây lây lan ô nhiễm môi trường.

2. Người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất
- Các yếu tố gây nguy hiểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản và sử dụng hóa chất;
- Biện pháp phòng ngừa, loại trừ, khắc phục các sự cố hóa chất như rò rỉ, tràn đổ tránh gây lây lan ô nhiễm môi trường;
- Các loại hóa chất nguy hiểm thuộc phạm vi quản lý và biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố;
- Quy trình sử dụng an toàn hóa chất và quy trình vận hành, xử lý sự cố máy móc, thiết bị;
- Cách thức kiểm tra, sử dụng, bảo quản các trang thiết bị, dụng cụ làm việc với hóa chất;
- Quy trình ứng cứu khẩn cấp và cứu hộ, thoát nạn;
- Phương pháp sơ cứu y tế, cấp cứu người bị nạn khi làm việc với hóa chất